Chuyển hàng đi Thụy Sĩ, Hàn Quốc

Chuyển phát nhanh đi Thụy Sĩ của Hamivi Imex luôn có nhiều ưu đãi cho Khách Hàng. Cước phí vận chuyển luôn được chiết khấu 30% so với chính hãng nhưng vẫn đảm bảo sử dụng dịch vụ chính hãng. Đồng thời hỗ trợ Quý Khách chuỗi dịch vụ kèm theo:

– Nhận hàng tận nhà, phát hàng tận nơi.
– Cung cấp thùng carton, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của Khách Hàng.
– Theo dõi và cập nhật thường xuyên lộ trình hàng hóa cho Khách Hàng hằng ngày.

Sử dụng dịch vụ của công ty chuyển hàng đi Thụy Sĩ Hamivi Imex, Quý Khách có thể gửi nhiều mặt hàng khác nhau cho người thân, bạn bè, đối tác đang sinh sống tại Thụy Sĩ, cụ thể như:

– Chuyển phát nhanh chứng từ, hợp đồng, hồ sơ du học
– Chuyển phát nhanh quà tặng: Quần áo, giày, mũ món…
– Chuyển phát nhanh hàng mẫu, hàng hóa, hàng nặng mùa cao điểm
– Chuyển phát nhanh thực phẩm đi Thụy Sĩ: Tôm khô, cá khô, mực khô, cà phê, trà, bánh kẹo…
– Chuyển phát nhanh dụng cụ làm nails: Kềm bấm, dầu gội đầu, mỹ phẩm…
– Chuyển phát nhanh hàng điện tử: Điện thoại, máy tính, máy đọc sách, các loại máy móc khác.
– Chuyển phát nhanh các loại thuốc: Thuốc Tây, Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Đông Y…
– Chuyển phát nhanh vàng, bạc, nữ trang giá trị.
– Dịch vụ xách tay đi Thụy Sĩ, dịch vụ xách tay từ Thụy Sĩ về Việt Nam

Quý Khách có thể hoàn toàn an tâm trong suốt quá trình vận chuyển khi sử dụng dịch vụ vận chuyển của Hamivi Imex, từng kiện hàng của Quý Khách sẽ được giao tận tay người nhận an toàn nhất trong khoảng thời gian nhanh chóng:

– 1 ngày làm việc với dịch vụ chuyên tuyến Thụy Sĩ.
– 2 – 3 ngày làm việc với dịch vụ chuyển phát nhanh.
– 4 – 5 ngày làm việc với dịch vụ chuyển phát tiết kiệm.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: http://chuyenphatnhanhuytin.com/mua-hang-quoc-te/mua-hang-han-quoc/chuyen-hang-di-han-quoc/

Định nghĩa và nhiệm vụ của logistics container

  1. Định nghĩa về logistics container

Căn cứ vào bản chất, các nguyên tắc cơ bản của logistics và xuất phát từ đặc điểm của dòng dịch chuyển container nên logistics container được định nghĩa như sau:

Logistics container là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc quản lý, kiểm soát, điều phối, cung ứng container phục vụ cho việc vận chuyển hang một cách có hiệu quả

  1. Nhiệm vụ cơ bản của logistics container

Logistics container có hai nhiệm vụ cơ bản là quản lý số lượng, chất lượng container và điều phối cung ứng container

  1. a) Quản lý số lượng và chất lượng container

Quản lý số lượng và chất lượng container chính là việc quản lý vật tư, thiết bị. Mỗi container được coi là một trang thiết bị, là một đối tượng cần quản lý, kiểm soát của hãng vận tải container đường biển. Container được phân loại, và thiết lập ký mã hiệu để thuận lợi cho côn tác quản lý, khai thác. Ký mã hiệu của container gồm: mã chủ sở hữu (4 chữ cái), số seri (6 con số) , mã số kiểm tra, mã quốc gia (2 chữ cái), mã loại và kích cỡ container (4 số)

Việc quản lý container thường được bắt đầu thực hiện tại depot (đơn vị cơ sở cuối cùng trong hệ thống logistics container). Việc quản lý này cũng tương tự như việc quản lý dòng vật tư, nguyên vật liệu đi vào nhà máy và hang hóa thành phẩm đi ra khỏi nhà máy. Việc quản lý container bao gồm: quản lý container rỗng, quản lý container ở trạng thái có hàng và quản lý container đang sửa chữa. Đối với container ở trạng thái có hàng thì hàng hóa bên trong container thuộc sự quản lý của bộ phận phụ trách hàng xuất, nhập thuộc phòng thương vụ

  1. b) Điều phối, cung ứng container

Điều phối, cung ứng container thường được thực hiện trên toàn mạng vận chuyển. Việc điều phối container được thực hiện từ nơi thừa container sang nơi thiếu container. Ngoài ra, việc điều động container rỗng xảy ra nguyên nhân là do chi phí lưu trữ, bảo quản ở các điểm cảng khác. Việc cung ứng container cho khách hàng để đóng hàng cũng tương tự như quá trình cung ứng vật tư hàng hóa. Cung ứng container cho khách hàng đóng hàng phải đảm bảo kịp thời và đủ số lượng, đúng chủng loại

Nguồn: https://probity.com.vn/hoa%CC%A3t-do%CC%A3ng-khai-thac-soc-container/

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Dưới gó độ người Bán và người mua trong thương mại quốc tế có bao nhiêu loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển? Đặc điểm chung những loại hợp đồng trên và mỗi loại được sử dụng trường hợp nào?

Trả lời :

Dưới giác độ người bán và người mua trong thương mại quốc tế thường phổ biến hai loại hợp đồng vận chuyển bằng đường biển:

1-/ Khi chuyên chở hàng hóa bằng container, hình thức hợp đồng vận chuyển thường là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (Booking Note) có chữ ký của cả hai bên. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch thuê tàu chở hàng bằng container ngày nay có thể chỉ là một vài email hoặc không ít trường hợp chỉ là một vài giao dịch bằng điện thoại, sau đó nội dung giao dịch có thể được xác nhận lại bằng văn bản bởi hãng tàu dịch vụ vận chuyển đường biển container và người thuê vận chuyển. Trong các giao dịch bằng email, điện thoại hai bên thường trao đổi rồi đi đến xác nhận những vấn đề cơ bản như tên hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước, loại container, nơi nhận vỏ container để đóng hàng vào, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo, giá cước và phụ phí, mức phạt lưu container, loại vận đơn xin cấp v.v…

Ở những trường hợp này vận đơn (Bill of /Lading) hoặc giấy gửi hàng (Waybill hoặc Sea Waybill) là bằng chứng của hợp đồng, nghĩa là bản thân vận đơn hoặc giấy gửi hàng không phải là hợp đồng vì nó chỉ đơn phương do người vận chuyển ký và cấp cho người thuê vận chuyển sau khi đã tiếp nhận hàng để vận chuyển. Trong một số trường hợp, ở cuối bản tóm tắt giao dịch giữa hai bên hãng tàu container còn ghi thêm một dòng chữ: “Các điều kiện khác theo như vận đơn của hãng tàu phát hành: otherwise as per carrier’s Bill of Lading”. Trường hợp đó, vận đơn của hãng tàu phát hành trở thành nội dung của hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển giữa hai bên, nó không còn là bằng chứng của hợp đồng nữa mà đã trở thành nội dung của hợp đồng. Loại thứ hai thường thể hiện dưới dạng hợp đồng vận chuyển theo chuyến (Voyage Charter Party), áp dụng cho việc vận chuyển hàng rời, hàng đóng bao khối lượng và trọng lượng lớn. Mẫu phổ biến của loại hợp đồng này thường áp dụng là mẫu Gencon. Hợp đồng thuê tàu chuyến loại này có đầy đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng như tên, địa chỉ chủ tàu, hoặc người vận chuyển, tên tàu, trọng tải, thời gian sẵn sàng xếp hàng, cảng xếp dỡ hàng, tên địa chỉ người thuê, tên hàng số lượng, trọng lượng, kích thước, giá cước, điều kiện xếp dỡ hàng, mức xếp dỡ hàng, mức thưởng phạt, tỷ lệ hoa hồng, người môi giới, luật áp dụng và điều khoản trọng tài, chữ ký của đại diện hai bên v.v…

Tiếp theo các nội dung trên là những phần in sẵn quy định về trách nhiệm, miễn trách nhiệm của cả hai bên cùng với một số điều kiện khác. Tuy nhiên, ngày nay thông thường người ta chỉ ký kết với nhau phần đầu, gọi là Fixture Note còn phần còn lại thì hai bên có thể tham chiếu một hợp đồng mẫu nào đó hoặc một hợp đồng đã giao kết với nhau trước đây.

Nguồn: http://logistics.cntech.vn/van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-bien-cau-3/

Hoạt động vận tải đường biển nội địa

Thực hiện chỉ đạo của bộ Giao Thông Vận Tải về việc mở tuyến vận tải đường biển, tăng cường năng lực vận tải đường biển của Việt Nam trong các năm tới. Các doanh nghiệp hiện đang có dịch vụ vận tải đường biển đang có đề xuất nâng cao năng lực vận chuyển, đóng mới thêm tàu, có nhiều doanh nghiệp vận chuyển đường bộ đang nghiên cứu tới phương án đăng ký vận chuyển đường biển.

Thực trạng hiện tại là đường bộ đang bị quá tải, đường xuống cấp…. trong khi đó, Việt Nam có đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam, đó là một lợi thế không hề nhỏ nhưng chưa được khai thác xứng tầm. Một trong các nguyên nhân là do hệ thống cầu cảng giao nhận hàng hóa chưa đồng bộ.

Xét về giá cước, vận chuyển đường biển có mức giá thấp hơn so với đường bộ, về thời gian giao nhận thì dài hơn. Nhưng nếu nâng cấp đồng bộ từ cảng biển, tàu biển, phương thức giao nhận thì thời gian sẽ giảm xuống, và đó là lợi thế rất lớn để công ty vận tải đường biển nội địa phát triển.

Tính đến năm 2013, đội tàu vận tải hàng hoá bằng đường biển Việt Nam có 1.300 tàu/tổng số 1.788 tàu các loại, tổng trọng tải khoảng 6 triệu DWT. Trong 1.300 tàu có khoảng 500 tàu vận tải hàng hoá chạy tuyến quốc tế còn lại vận tải hàng hoá trên tuyến vận tải nội địa, chủ yếu là tàu hàng rời, bách hoá tổng hợp, tàu công-te-nơ. Về sản lượng vận tải biển năm 2013, khối lượng vận tải biển nội địa đạt 31 triệu tấn, cự ly vận tải bình quân 518,4 kilômét. Tuy nhiên con số này chưa phản ánh đúng năng lực.

Trên thực tế, cước vận tải đường bộ từ Hải Phòng đi Thanh Hóa cho một container 20’ vào khoảng 10-12 triệu đồng đi Nghệ An – Hà Tĩnh khoảng 18-20 triệu đồng, trong khi đó cước vận tải bằng đường thủy từ Hải Phòng đi Thanh Hóa chỉ 2,4 triệu đồng, đi Nghệ An – Hà Tĩnh khoảng 3-3,2 triệu đồng. Thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đi Thanh Hóa bằng đường bộ khoảng 6 giờ, trong khi bằng đường thủy khoảng 10 giờ.

Nguồn: http://canthuexetai.com/Van-Tai-Bien/2641598/303785/Van-tai-duong-bien-noi-dia-2014.html

Dịch vụ cho thuê container vận chuyển

Cho thuê và thuê container là nghiệp vụ khá phổ biến ở các hãng tàu, các forwarder, và cả các chủ hàng lớn.

Hiện nay, thị trường thuê vỏ container trên thế giới là khá lớn. Các công ty cho thuê container sở hữu lượng vỏ container chiếm trên 40% lượng container toàn thế giới.

Thông thường, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển (hãng tàu) sẽ sở hữu và cấp vỏ container cho chủ hàng đóng hàng. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài cơ số container sở hữu, hãng tàu cũng vẫn có nhu cầu thuê thêm vỏ từ bên ngoài. Các công ty liên quan đến vận tải nhiều khi cũng có nhu cầu thuê.

Tại sao thuê container?

Trong nhiều trường hợp, để có đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, việcthuê vỏ container có lợi hơn mua.

Thứ nhất, các hãng tàu lớn hoạt động trên phạm vi rộng, với tuyến dịch vụ đa dạng và linh hoạt. Khi thị trường tăng đột biến, hãng tàu có thể thuê vỏ thay vì mua, nhất là khi tăng trưởng của thị trường được dự đoán chỉ có tính tạm thời. Sở dĩ như vậy là vì việc thu xếp tài chính để mua thêm vỏ không phải lúc nào cũng là khả thi, và kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng cho dịch vụ của hãng.

Thứ hai, khi công ty vận tải thuê định hạn tàu container về khai thác (như trường hợp hãng tàu Vietsun logistics ở Việt nam chẳng hạn), thời hạn hoạt động có thể không xác định trước. Hãng tàu có thể dừng cung cấp dịch vụ ngay khi hết hợp đồng định hạn mà không thuê tiếp. Trong trường hợp như vậy, việc đầu tư vỏ trở nên không cần thiết, gây mất linh hoạt và ứ đọng vốn trong tài sản. Và hãng tàu tìm đến giải pháp linh hoạt hơn là thuê vỏ kinh doanh.

Thứ ba, công ty vận tải mới đầu tư mua thêm tàu container với giá trị khá lớn, và tiếp tục đầu tư mua vỏ mới gây thêm gánh nặng về mặt tài chính cho công ty. Để có đủ vỏ phục vụ hoạt động kinh doanh, hãng tàu thường chọn giải pháp thuê thêm vỏ để bổ sung vào lượng hiện đang khai thác.

Thứ tư, các forwarder hay các chủ hàng lớn có lượng hàng ổn định cũng có nhu cầu thuê vỏ container trong những thời điểm nhất định, để đảm bảo ổn định cho nhu cầu vận chuyển hàng của mình, nhất là vào thời điểm thị trường cao điểm, hãng tàu không đủ vỏ cấp cho khách hàng. Điều này dễ thấy trong thị trường vận tải container nội địa của Việt Nam.

Ngoài việc sử dụng trong vận tải, vỏ container còn được dùng làm kho chứa tạm, văn phòng công sở… Nên nhu cầu thuê vỏ để phục vụ các mục đích này cũng trở nên hiện hữu. Ở Việt Nam, một số công ty hiện cũng cung cấp cả những container văn phòng, hay dịch vụ cho thuê làm nhà tạm, kho…

Thuê ở đâu?

Nếu bạn cần thuê container với số lượng lớn, yêu cầu tiêu chuẩn cao, tốt nhất nên tìm những nhà cho thuê (container lessor) quốc tế có uy tín. Dưới đây liệt kê danh sách tên và website của những công ty cho thuê container hàng đầu thế giới để bạn tham khảo.

CAI

Carlisle

Cronos

Crowley

Florens

Gateway

GE SEACO

TAL

Textainer

Triton

Water Front

Nếu thuê với số lượng nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lãnh thổ Việt Nam, có thể tìm đến các công ty như Hưng Đạo Container, Tân Thanh, Maserco… Các công ty này thường vừa sản xuất, sửa chữa, mua bán, và cho thuê vỏ container. Như vậy cũng thuận tiện cho khách hàng.

Nếu bạn muốn tìm thêm các nhà cung cấp khác, vào Google, gõ các từ khóa như “thuê container”, “thuê container làm văn phòng”, “cho thuê vỏ container”, sẽ thấy rất nhiều công ty chào dịch vụ này.

Giá thuê container

Giá thuê vỏ container trên thị trường không cố định mà biến động theo thời gian. Cùng xu hướng với giá cước vận tải, giá thuê vỏ container giảm mạnh vào những năm 2008, 2009, và đến đầu năm 2010 giá thuê đã bắt dầu phục hồi trở lại.

Theo số liệu từ tạp chí Containerisation International (CI), giá thuê theo ngày đối với container 20’GP và 40’GP tại Trung Quốc (nơi sản xuất trên 90% lượng container toàn thế giới) là 0,67 và 1,67 USD vào đầu năm 2010. Bảng dưới đây thể hiện giá thuê trong năm 2009 và đầu 2010.

GIÁ THUÊ CONTAINER TRUNG BÌNH (USD/NGÀY)             2Q ’09             3Q ’09             4Q ’09             1Q ’01

GP-20ft           0.65     0.64     0.62     0.67

GP-40ft           1.05     1.03     1.00     1.07

GP-40ft HC    1.10     1.08     1.05     1.15

IR-20ft            4.60     4.50     4.60     4.70

IR-40ft HC     5.60     5.50     5.60     5.75

GP=General Purpose, HC=High Cube; IR=Integral Reefer

GP and IR rates apply to newbuilding equipment and cover five year term

Giá nêu trên có tính tham khảo vì nó phụ thuộc vào thời gian và khu vực cụ thể. Tại nơi khác, như Việt Nam chẳng hạn, giá sẽ có sự thay đổi ít nhiều (thường là cao hơn). Tuy nhiên bạn giá tham khảo sẽ giúp bạn có cơ sở để đàm phán.

Hợp đồng thuê container

Người ta thường sử dụng một số mẫu như sau

Master Lease – Hợp đồng này quy định người thuê sử dụng một số lượng container tối thiểu trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng và phải trả đủ số tiền thuê quy định, mặc dù có khi người thuê không sử dụng hết. Mặt khác, người thuê có thể thuê vượt quá số lượng quy định nếu có nhu cầu.

Longterm Lease – Hợp đồng này quy định người thuê sử dụng một số lượng container trong suốt thời gian thuê mà không có sự hoán đổi và chỉ hoàn trả container khi hết hạn hợp đồng. Nếu người thuê vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt. Các công ty vận chuyển container thường sử dụng cách này.

Rate Agreement – Hợp đồng này chủ yếu quy định giá tiền thuê container không thay đổi trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, bất kể container nằm ở địa điểm nào miễn là thuộc phạm vi quản lý quy định của người cho thuê.

Trip Leasing – Hợp đồng thuê tàu chuyến được sử dụng khi người thuê có nhu cầu sử dụng ngay container. Giá tiền thuê chuyến được tính theo đơn vị container/ngày hoặc container/tháng, biến động theo thị trường và thường cao hơn giá cho thuê ở các loại hợp đồng khác.

Nguồn: http://www.container-transportation.com/thue-container.html

Bảng giá cước vận tải nội địa hàng hóa từ HCM đi Phú Quốc

Nhiều doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu vận tải nội địa hàng hóa từ HCM đi Phú Quốc, thế nhưng vẫn chưa nắm rõ giá cước để tham khảo và có những tính toán hợp lý, thông tin dưới đây sẽ thật sự rất hữu ích.

anh

Thông tin cần và đủ để báo giá một lô hàng cần vận tải nội địa gồm có:

NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Tên hàng:? Mặt hàng là gì, hàng nặng hay nhẹ
2. Trọng lượng tổng cộng: ? bao nhiêu kg?
3.Trọng lượng / kiện: ? hoặc là bao nhiêu kg/thùng, bao, fi, …
4. Kích thước/ kiện: ? phải có đầy đủ kích thước dài rộng cao
5.Tổng số khối: ? dài x rộng x cao = khối
6. Nơi gửi hàng: ? địa chỉ cụ thể
7. Nơi giao hàng: địa chỉ cụ thể
8. Ngày nào vận chuyển:? ngày nào đi hàng hoặc ngày gần đúng
9. Bốc vát tại nơi gửi:? ai là người bốc vát
10. Bốc vát tại nơi giao hàng:?  ai là người bốc vát
11. Giá cước đề nghị:? giá vận chuyển mà khách hàng muốn có?
12: Các vấn đề cần lưu ý khi v/c? hàng dễ vỡ, hay hàng quá khổ …v..v..

Nguồn: http://vantainoidia.com.vn/bang-gia-cuoc-phi-van-tai-hang-hoa-duong-bo/